» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Làng nghề

thu nhỏ | phóng to

10/10/2010

LÀNG ĐÚC ĐỒNG NGŨ XÃ


Khi hồ Trúc Bạch chưa bị tách ra khỏi hồ Tây bởi đê Cố Ngự mà nay là con đường Thanh Niên hữu tình nhất thủ đô, thì trong nhiều thế kỷ quanh cái “đại” hồ Tây mênh mông này đã từng tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa, trong đó có làng đúc đồng Ngũ Xã nằm về phía Tây Hà Nội bên bờ hồ Trúc Bạch ngày nay.

Hoàn thiện sản phẩm -- Ảnh: nguồn VGP

Theo sử liệu vào thời Lê, triều đình có nhu cầu lập trường đúc tiền và đồ thờ tự, đã trưng tập nhiều nghệ nhân của các làng nghề về kinh thành. Trong số cư dân kéo về Thăng Long lập nghiệp, có dân 5 làng Đông Mai, Châu Mỹ, Long Phượng, Diên Niên và Dao Niên thuộc huyện Văn Lâm (Hưng Yên) và Thuận Thành (Bắc Ninh) cùng tụ hội lập nên làng nghề mới. Để ghi nhớ 5 làng quê gốc của mình, họ đã đặt tên phường đúc đồng này là Ngũ Xã.

aĐổ đồng vào khuôn -- Ảnh: nguồn VGP

Bằng tài năng sáng tạo và sự lao động cần cù, các nghệ nhân làng đúc đồng Ngũ Xã đã tạo nên những kiệt tác nổi tiếng Việt Nam như tượng Di Đà chùa Ngũ Xã (Thần Quang tự) trên đất làng, tượng thần Trấn Võ bằng đồng đen (đền Quán Thánh), tượng Di Đà chùa Quỳnh Lâm, tượng Đức Ông (chùa Hương Tích)… Những đồ thờ bằng đồng như lư hương, chân đèn, hạc đồng… cũng là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.

Mai Kim Thành

Danh mục nội dung