» Giới thiệu » Tham quan » Di tích - Bảo tàng

thu nhỏ | phóng to

03/01/2011

ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC


Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt những năm 1966 – 1972, ít ai có thể ngờ tại vùng phi quân sự ven giới tuyến quân sự tạm thời (vĩ tuyến 17) lại có những con người không thể sống được trên mặt đất đành phải chui vào lòng đất bám trụ. Nổi bật trong số đó phải kể đến Vịnh Mốc, một làng quê nhỏ ven biển huyện Vĩnh Linh đã kiên cường đối đầu với kế hoạch “giải tỏa trắng” của Mỹ bằng việc đào hàng ngàn mét địa đạo trong lòng đất, biến nơi đây thành một “làng ngầm” đúng nghĩa với đầy đủ các nhu cầu về sinh hoạt, hậu cần, phòng tránh bom đạn và nhất là chiến đấu để giữ vững vùng đất thép anh hùng.

a

Ảnh: nguồn otofun.net

Chỉ trong ba tháng cuối của năm 1966, quân dân Vịnh Mốc đã huy động được 18.000 ngày công, đào đắp một khối lượng đất đá khổng lồ (6.000m³) tạo nên trong lòng quả đồi đất đỏ Bazan có độ cao tương đối một hệ thống đường hầm và các tiểu đạo chằng chịt với tổng chiều dài 2.034m (hiện chỉ còn 1.701m) cùng nối kết nhau bởi 6 cửa thông lên đồi và 7 cửa thông ra biển, bên cạnh đó còn có 8.200m giao thông hào chạy quanh địa đạo tạo thành một hệ thống phòng thủ liên hoàn.

a

Ảnh: nguồn otofun.net

Địa đạo Vịnh Mốc được cấu tạo gồm ba tầng với độ sâu cách mặt đất từ 20 – 28m, một trục đường chính dài 768m, rộng từ 1 – 1,2m, cao từ 1,5 – 1,8m nối với các tầng hầm. Dọc theo hai bên trục chính cứ từ 3 – 5m lại có một ô nhỏ là nơi sinh hoạt của các hộ gia đình và để bảo đảm cho môi trường sống bên trong, đã có 4 giếng thông hơi, 3 giếng nước cùng 2 đài quan sát. Nơi đây có cả trụ sở của chính quyền, hội trường dùng làm nơi hội họp, chiếu phim hay biểu diễn văn nghệ với sức chứa 50 – 80 người, trạm phẫu thuật, nhà hộ sinh với 17 cháu bé đã được ra đời mẹ tròn con vuông, ngoài ra còn có kho hậu cần cất giữ lương thực cùng khí tài quân sự chi viện cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường miền Nam…

Mai Kim Thành

Danh mục nội dung