» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Làng nghề
24/02/2011
PHỐ KÉO TRIỆU QUANG PHỤC
Giữa lòng Sài Gòn ngựa xe nhộn nhịp đã có biết bao nghề thủ công phát triển, nhưng có một nghề “không giống ai” vẫn ung dung tồn tại trên một đoạn ngắn của đường Triệu Quang Phục (quận 5) mà những ai hành nghề có liên quan đến loại sản phẩm này như thợ may, thợ hớt tóc, thợ đóng giày… đều không thể không biết đến: phố kéo.
Ảnh minh họa (nguồn muivi.com)
Khởi đầu từ 50 năm trước do một người Hoa, ông hành nghề mài dao kéo và thi thoảng cũng làm dăm mười chiếc theo đơn đặt hàng. Thấy làm ăn được, những người hành nghề kéo lần lượt đổ về, lâu dần hình thành nên phố kéo. Không chỉ thợ người Hoa, những người thợ kéo từ Hà Nội, Hải Phòng cũng về góp mặt tạo nên một phố nghề đa sắc tộc.
Ảnh: Thiên Ý (nguồn sgtt.vn)
Là một nghề thủ công chính xác, nghề kéo đòi hỏi người làm nghề tính nhẫn nại, sự khéo tay, nhất là phải thực sự yêu nghề. Để hình thành một cây kéo phải qua nhiều công đoạn, từ chọn chất liệu, nung nóng, rèn, quai, tạo hình… đến mài máy kết hợp nhúng nước làm tăng độ dẻo, mài bằng tay để cho lưỡi được bén và cắt ngọt…, mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự công phu tỉ mẫn.
Ảnh: Nguyễn Đình (nguồn sgtt.vn)
Trong những năm gần đây, do có nhiều nhà máy sản xuất kéo qui mô lớn ra đời cùng giá nguyên liệu ngày càng đắt đỏ, nghề làm kéo nơi đây đã gặp không ít khó khăn. Cũng may họ còn một lượng không nhỏ khách từ các công ty giày da, công ty may thường xuyên đặt mài kéo với số lượng lớn, nên tương lai phố kéo vẫn còn sáng lạn để người thợ kéo có thể yên tâm làm đẹp cho đời…
Mai Kim Thành
Chủ đề liên quan :
- PHỐ LÂN - ĐÈN LƯƠNG NHỮ HỌC 24/02/2011