» Giới thiệu » Văn hóa - Lễ hội » Đặc sản

thu nhỏ | phóng to

06/03/2011

VẢI THIỀU THANH HÀ


Vải thiều hay còn gọi Lệ Chi là một loại quả nhỏ, vỏ sần và mỏng, khi chín chuyển sang màu đỏ tươi, bên trong có cùi trắng dày và một hạt nhỏ màu đen tuyền, ăn rất ngọt với hương vị đặc biệt. Vải thường ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín rộ vào tháng 6.

a

Ảnh: nguồn Haiduong.gov.vn

Nguyên vải thiều có nguồn gốc từ Trung Hoa, do ông Hoàng Văn Cơm, người thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà đem giống về, hiện cây vải tổ do ông trồng có độ tuổi chừng 150 năm. Từ cây này, nhiều người đã nhân giống trồng tại địa phương và sang cả nhiều địa phương khác, như Chí Linh (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang)… nhưng có lẽ do điều kiện thổ nhưỡng, vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà vẫn cho quả lớn, hạt nhỏ với hương thơm và vị ngọt đậm đà, trở thành một loại đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hải Dương. Vải Thanh Hà bao giờ cũng được chuộng hơn và có giá bán cao hơn các sản phẩm cùng loại.

a

Cây vải tổ - Ảnh: nguồn Haiduong.gov.vn

Mỗi năm, người dân Thanh Hà thu hoạch từ 30.000 – 50.000 tấn vải thiều nhưng do thời gian thu hoạch ngắn, thường khoảng 2 tuần không kịp tiêu thụ nên chừng 30% phải được chế biến sấy khô, trở thành sản phẩm vải khô. Vải thiều Thanh Hà được tiêu thụ mạnh tại các thị trường lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…

Mai Kim Thành

Danh mục nội dung